Hợp đồng quản lý nhà trọ
Khi bạn sở hữu một số lượng lớn phòng trọ, thuê quản lý hộ mình là vấn đề cần thiết để công việc vận hành trôi chảy và hiệu quả. Tuy nhiên, thuê quản lý cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Do đó việc lập hợp đồng quản lý nhà trọ giữa bạn và bên được thuê sẽ là vấn đề mấu chốt nhằm thiết lập mối quan hệ ràng buộc giữa hai bên. Nội dung của bản hợp đồng này như thế nào? Hãy cùng khám phá qua những nội dung sau nhé.
Vì sao phải lập hợp đồng quản lý nhà trọ
Khi bạn thuê một người quản lý nhà trọ hộ mình, lẽ dĩ nhiên người đó sẽ thay mặt bạn chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của khu trọ đó. Để đảm bảo người quản lý sẽ đảm trách tốt các công việc như đã cam kết bạn phải tiến hành lập hợp đồng quản lý nhà trọ với họ. Khi có hợp đồng, người quản lý sẽ phải thực hiện quản lý khu trọ theo đúng như mong muốn của bạn với tinh thần làm việc cao nhất
Bên cạnh đó, việc ký hợp đồng quản lý với người quản lý cũng giúp bạn tránh được rủi ro trong trường hợp người quản lý bỗng dưng biến mất với một khoản tiền của bạn khá lớn. Khi có hợp đồng, bạn có căn cứ để bảo vệ quyền lợi của mình, buộc người được thuê làm quản lý phải tuân thủ những cam kết mà cả hai bên đã giao ước.
Mặt khác, hợp đồng quản lý nhà trọ cũng là điều kiện để người quản lý được hưởng những quyền lợi chính đáng mà họ phải nhận được. Một khi đã ký hợp đồng, bạn phải đảm bảo môi trường làm việc tốt cho họ cũng như các chế độ lương thưởng xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra.
Nói tóm lại với cả chủ trọ và người được thuê làm quản lý, việc ký hợp đồng là việc làm hết sức cần thiết để ràng buộc trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Những nội dung cần thiết của một hợp đồng quản lý nhà trọ
Thông thường, một hợp đồng quản lý nhà trọ phải đảm bảo các nội dung sau:
Thông tin các bên
Hợp đồng giữa bên thuê và người được thuê làm quản lý phải có đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân như:
Họ và tên, số CMDN và 1 bản CMND photo có công chứng.
Các thông tin liên hệ như : Số điện thoại, email…
Địa chỉ thường trú của các bên.
Nội dung hợp đồng quản lý nhà trọ
Trong phần này, nội dung của hợp đồng sẽ đề cập tới các vấn đề chính và trọng tâm của bản hợp đồng như:
- Số phòng trọ cần phải quản lý
- Các công việc cần phải thực hiện.
- Tổng số tiền phải thanh toán cho chủ trọ mỗi tháng.
Quyền và nghĩa vụ của hai bên
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê quản lý
Nghĩa vụ của bên thuê
Tạo điều kiện cho bên được thuê làm quản lý có cơ hội được làm việc trong điều kiện, môi trường làm việc tốt nhất.
Đảm bảo các chế độ lương, thưởng cho bên được thuê theo đúng quy định của pháp luật và giao ước giữ các bên.
Giao nhà cho bên thuê theo hợp đồng và hướng dẫn bên thuê sử dụng theo đúng công năng, thiết kế.
Bảo trì, sửa chữa nhà, công trình xây dựng theo định kỳ hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra (Đây là điều bạn cần lưu ý nhé!)
Thực hiện nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Quyền của bên thuê:
Bên thuê có quyền yêu cầu bên được thuê phải thực hiện các công việc quản lý nhà trọ đã thỏa thuận trong hợp đồng quản lý nhà trọ.
Yêu cầu bên được thuê phải thanh toán tiền thu từ các phòng đúng thời hạn với phương thức hai bên đã thống nhất.
Yêu cầu bên được thuê bồi thường nếu gây ra thiệt hại cho bên thuê trong quá trình quản lý khu trọ vì lỗi chủ quan.
Bên thuê có quyền chấm dứt hợp đồng nếu bên được thuê vi phạm các điều kiện đã thỏa thuận về đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc các quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của bên được thuê
Nghĩa vụ của bên được thuê
– Chịu trách nhiệm quản lý nhà trọ mà bên thuê đã bàn giao.
– Thay mặt chủ trọ giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình quản lý khu trọ như khai báo tạm trú, tạm vắng, thu tiền điện, nước…
– Thanh toán đầy đủ tiền thuê nhà cho chủ trọ theo đúng thời hạn và thỏa thuận.
– Tìm kiếm khách thuê phòng, không để phòng trọ trống khách, ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh.
– Bồi thường, sửa chữa, khắc phục những hư hỏng, thiệt hại do quá trình quản lý của mình gây ra cho bên thuê.
Quyền của bên được thuê
Được yêu cầu bên thuê tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái.
Được đảm bảo các quyền lợi như đã thỏa thuận với bên thuê trong hợp đồng.
Được chủ động tiến hành các công việc cần thiết để đảm bảo việc quản lý nhà trọ được tiến hành thuận lợi, công việc kinh doanh đạt kết quả cao.
Có quyền khiếu nại,trong trường hợp bên thuê không đảm bảo quyền lợi mà bên được thuê đáng được hưởng.
Các điều khoản chấm dứt hợp đồng
Đây là phần không thể thiếu trong một bản hợp đồng quản lý nhà trọ giữa bên thuê quản lý và bên được thuê. Trong phần này, hai bên sẽ đưa ra các thỏa thuận, các điều khoản để hợp đồng chấm dứt như hết thời hạn, theo thỏa thuận của hai bên… và các điều kiện ràng buộc.
Phần cam kết của các bên
Ở phần này, hai bên sẽ cam kết thực hiện đúng các nội dung đã ký kết với nhau. Hai bên cũng có thể lập thêm phụ lục hợp đồng nếu trong quá trình thực hiện phát sinh những vấn đề cần mới cần phải thỏa thuận
Phần ký tên và xác nhận
Cuối cùng, sau khi đi đến thỏa thuận và thống nhất, đây là lúc hai bên ký tên và các nhận đầy đủ vào hợp đồng.
Hợp đồng quản lý nhà trọ là văn bản xác lập và ràng buộc mối quan hệ giữa bên thuê và bên được thuê quản lý. Để quản lý nhà trọ, việc lập hợp đồng với các nội dung mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ phần nào giúp công việc của bạn tiến hành thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, dù bạn có ràng buộc như thế nào thì quá trình thuê quản lý vẫn tiềm ẩn những nguy cơ mà chúng ta không thể ngờ tới. Do vậy, bạn cũng nên sử dụng các phần mềm, ứng dụng quản lý nhà trọ như DigiStay. Hãy thử và cảm nhận hiệu quả mà ứng dụng này mang lại cho các bạn nhé.
Leave a Reply